$442
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bóng đá 1/6. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bóng đá 1/6.Thái Lan hòa Việt Nam️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bóng đá 1/6. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bóng đá 1/6.Chiều 28.2, đại tá Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa, chủ trì lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về giải thể công an huyện, thị xã, thành phố, các quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ.Theo đó, 8 cơ quan công an cấp huyện gồm: H.Diên Khánh, H.Cam Lâm, H.Vạn Ninh, H.Khánh Sơn, H.Khánh Vĩnh, TP.Nha Trang, TP.Cam Ranh và TX.Ninh Hòa (trừ Đồn Công an) giải thể từ ngày 1.3.2025.Tại buổi lễ, lãnh đạo Công an tỉnh đã trao quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí (nghỉ hưu trước tuổi) từ ngày 1.3.2025 đối với 7 lãnh đạo cấp phòng của Công an tỉnh, trong đó có 4 trưởng phòng và 3 phó trưởng phòng.Đồng thời trao quyết định điều động, bố trí cho 54 cán bộ lãnh đạo cấp phòng và lãnh đạo công an cấp huyện nhận nhiệm vụ mới tại các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh.Trong đó, điều động thượng tá Lê Bửu Lộc, Trưởng công an H.Diên Khánh, giữ chức vụ Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, thay cho đại tá Trần Văn Giang nghỉ công tác trước thời hạn.Thượng tá Hoàng Tuấn Ngọc, Trưởng công an TP.Nha Trang, giữ chức Trưởng phòng An ninh nội địa, thay cho thượng tá Nguyễn Kỳ Tân được bổ nhiệm làm Chánh thanh tra Công an tỉnh.Thượng tá Nguyễn Mậu An, Trưởng công an H.Khánh Sơn, giữ chức vụ Trưởng phòng Tham mưu, thay cho thượng tá Đỗ Bảo Liêm được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Kỹ thuật nghiệp vụ và ngoại tuyến.Thượng tá Phan Bình Dương, Trưởng công an H.Cam Lâm, giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, thay cho thượng tá Đỗ Đức Bình được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.Thượng tá Trần Thanh Trung, Trưởng công an H.Khánh Vĩnh, giữ chức Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, thay cho thượng tá Phan Quang Nhẫm đến nhận công tác và giữ chức vụ Thủ trưởng Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an tỉnh.Đồng thời điều động và bổ nhiệm thượng tá Cao Xuân Thuấn, Trưởng công an TP.Cam Ranh, giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh điều tra; thượng tá Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng công an TX.Ninh Hòa, giữ chức Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; thượng tá Nguyễn Văn Sáng, Trưởng công an H.Vạn Ninh, giữ chức Trưởng phòng Cảnh sát cơ động.Phát biểu tại buổi lễ, đại tá Nguyễn Hữu Phước, ghi nhận và biểu dương, đánh giá cao sự gương mẫu, đi đầu, hy sinh quyền lợi bản thân, vì sự nghiệp chung của các lãnh đạo cấp phòng, cấp đội tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc giữ chức vụ thấp hơn để tạo điều kiện cho công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ.Bên cạnh đó, lãnh đạo Công an tỉnh Khánh Hòa cũng ghi nhận và biểu dương các chỉ huy, cán bộ đã tình nguyện về cơ sở, ở lại cơ sở hoặc bố trí ở những vị trí công tác khó khăn hơn, vất vả hơn.Đại tá Nguyễn Hữu Phước đề nghị cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng Công an tỉnh Khánh Hòa phát huy cao độ phẩm chất của người chiến sĩ Công an nhân dân "sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc và nhân dân cần đến", với tinh thần trách nhiệm đoàn kết, cộng sự, khắc phục mọi khó khăn trong mọi tình huống; tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thích ứng nhanh với yêu cầu công tác mới.Đối với một số cấp trưởng theo phương án sắp xếp phải bố trí chức vụ thấp hơn, Công an tỉnh Khánh Hòa đã có chủ trương, thời gian tới, có vị trí trống, nếu cán bộ có nguyện vọng và bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Bộ Công an thì có thể được xem xét, ưu tiên trong phương án nhân sự. ️
Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết của "cò đất" với nội dung tìm kiếm nguồn đất ở khu vực xã Ea Drơng (H.Cư M'gar, Đắk Lắk) để bán cho khách hàng vì giá đang ở mức cao.Theo ghi nhận của Thanh Niên, dọc tuyến đường liên huyện (đoạn qua xã Ea Drơng), hàng chục chiếc ô tô của các "cò đất" tập trung, đậu kín đường. Khung cảnh "nhộn nhịp" khiến cho nhiều người dân "tiếc nuối" vì không có đất bán trong lúc giá được đẩy lên cao nhiều lần. Tại các khu vực đất mặt tiền, nhiều tờ quảng cáo bán đất được "cò đất" dán lên thân cây, vẽ thông tin bán đất dưới mặt đường. Đặc biệt, có nhiều khu vực, những tờ quảng cáo rao bán đất phải "chen chúc" trên thân cây…Bà H.L. (trú tại thôn Tân Sơn, xã Ea Drơng) cho biết những ngày qua, "cò đất" tập trung về khu vực này rất đông đảo. Ban ngày, các quán cà phê dường như chật kín người, xe ô tô của giới bất động sản. "Đa số đất mặt tiền ở khu vực tôi sinh sống đã được dân bất động sản mua hết. Nhà tôi có khoảng 3.500 m2 đất nhưng vẫn đang đắn đo chưa bán vì tình hình giá đất còn lên nhanh. Có người ngỏ lời giá 120 triệu đồng/mét ngang nhưng tôi vẫn chưa bán. Chẳng biết thật hay giả...", bà L. cho hay.Ngắt ngang của trò chuyện của chúng tôi và bà L., một người đàn ông địa phương tiếp lời: "Giá đất bây giờ đã lên đến 180 triệu đồng/mét ngang. Tối đến, các "cò đất" sẽ tiếp tục đi mua đất, đẩy giá lên cao hơn nữa. Giá đất ngày và đêm chênh lệch nhau khá cao". Di chuyển dọc tuyến đường "sốt đất", chúng tôi hỏi một "cò đất" về nguyên nhân giá đất tăng cao đột biến, người này trả lời: "Sắp tới, khu vực này mở khu công nghiệp nên có nhiều tiềm năng về bất động sản. Hiện, tôi đang có khoảng 20 mảnh đất ở khu vực này. Dự kiến giá sẽ tăng lên theo từng ngày. Hiện tại đã gần 200 triệu đồng/mét ngang".Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Drơng, cho biết từ ngày 1.3 đến nay, địa phương có rất nhiều "cò đất" đến thu mua đất của người dân xung quanh khu vực trung tâm xã. Hiện tại, giới bất động sản đang bán đất "ảo", không đúng thực trạng. Ông Trường cho biết thêm, năm 2020 là đợt "sốt đất" lần 1 ở địa phương. Thời điểm này, có nhiều trường hợp người dân bị "cò đất" lấy sổ đỏ rồi biệt tích… Hiện nay, tại khu vực "sốt đất", đa số là đất của giới bất động sản bị tồn đọng trong đợt 1. Ông Trường cho biết thêm, UBND H.Cư M'gar đã chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương; quản lý đất đai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chính quyền địa phương đã có chỉ đạo quán triệt đối với cán bộ công chức, địa chính không được môi giới bất động sản. "Hầu như, đất của người dân ở địa phương đã được mua hết từ đợt 1. Bây giờ, các "cò đất" chỉ mua bán qua lại, đẩy giá "ảo" trong giới bất động sản. Ở đợt "sốt đất" lần 2, chính quyền địa phương đã và đang theo dõi nắm bắt tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền, để người dân không bị kẻ xấu trục lợi, gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, tránh "tiền mất tật mang"...", ông Trường nói. ️
Ghé một hàng xôi trên đường đi làm buổi sáng, Phan Hạnh (27 tuổi, TP.HCM) miệng vừa đặt hàng, tay vừa giơ điện thoại lên quét mã thanh toán. Một bảng nhỏ in mã QR được người bán đặt ngay ngắn trước sạp hàng, đủ để các khách hàng bận rộn với vài phút ghé qua như Hạnh nhìn là "hiểu ý" ngay quán có nhận chuyển khoản."Em MoMo rồi nhé", Hạnh giơ màn hình điện thoại có dấu tích giao dịch thành công, hàm ý "đã trả tiền". Xác nhận bằng cái gật đầu gọn lẹ của người bán, toàn bộ quá trình giao dịch diễn ra trên điện thoại, không cần tiền mặt trao tay, trong chưa đầy 1 phút.Quỳnh Lê (23 tuổi, TP.HCM) thậm chí không còn thói quen mang theo tiền mặt từ nhiều năm nay. "Bây giờ ra đường, muốn mua từ bánh mì, cốc cà phê,... đều có các app thanh toán chuyển trả được hết. Ngồi nhà thì mua sắm online, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, xem phim,... cũng chỉ cần lên ví điện tử, app ngân hàng", Quỳnh cho hay.Hạnh hay Quỳnh nằm trong hơn 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân của người Việt năm 2024, ghi nhận mức tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 17 tỉ đồng, theo số liệu từ NHNN. Lượng người dùng và giá trị giao dịch khẳng định sự lên ngôi của thanh toán không dùng tiền mặt. Mã QR gần như phủ sóng từ trung tâm thương mại, siêu thị lớn… đến từng chợ dân sinh, hàng phở, hàng cửa hàng tạp hóa, gánh xôi, xe cà phê lưu động...Không chỉ phổ biến từ nhà ra ngõ, "thanh toán điện tử" cũng trở thành cụm từ khóa được bàn tán sôi nổi trên… mạng xã hội, theo báo cáo fintech cuối năm 2024 do Reputa công bố. Giới trẻ đặc biệt yêu thích hình thức này, rỉ tai nhau nhiều bí kíp tận dụng thanh toán online tích điểm đổi quà, săn ưu đãi, hoàn tiền, nhận voucher ưu đãi... Chỉ riêng trên ứng dụng như MoMo, người dùng đã có thể đổi nhiều thẻ quà từ ăn uống, đi lại, mua sắm,... trên 180.000 đối tác đa ngành hàng từ làm đẹp, giải trí, thời trang, du lịch,...Nhưng để thực sự phủ sóng diện rộng, các ứng dụng như MoMo, Zalopay, Viettel Money,... - tận dụng sự phát triển của internet di động và dữ liệu, đã tạo nên cuộc cách mạng trong thanh toán nhờ vươn được tới các vùng sâu, vùng xa…, giúp người dân chưa có điều kiện mở tài khoản ngân hàng có thể tận hưởng sự tiện lợi của "không dùng tiền mặt". Số lượng tài khoản Mobile-Money của người Việt Nam đến tháng 6.2024 đã đạt 9,13 triệu tài khoản, theo báo cáo mới nhất từ EY. Trong đó, khoảng 70% được mở tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.Cũng giống như cách khiến việc "ra đường không cần mang theo ví" thành bình thường, các ứng dụng tài chính đang tiếp tục biến những dịch vụ phức tạp thành giản đơn, nhờ "chìa khóa" công nghệ và dữ liệu.Từ những thanh toán nhỏ hằng ngày, ứng dụng tài chính ngày nay với công nghệ AI có khả năng tự động phân loại hóa đơn vào từng danh mục, từ đó tổng hợp nên bức tranh chi tiêu, phản ánh chính xác tình hình tài chính cá nhân để giúp người dùng quản lý dễ dàng, hiệu quả.Đến các dịch vụ hành chính công, vốn "gắn mác" là nhiều thủ tục, rườm rà như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí trước bạ ôtô, xe máy, đóng phạt vi phạm giao thông,.... nay hóa nhẹ tênh khi "lên app", hoàn thành phút mốt, mọi nơi, mọi lúc... Theo thống kê của MoMo, trong năm 2024, bên cạnh các cổng thanh toán khác, kênh thanh toán này chiếm 35% tổng số giao dịch không dùng tiền mặt trên cổng dịch vụ công quốc gia..Cũng với cách tiếp cận "đơn giản hóa các quy trình phức tạp" trên, rất nhiều dịch vụ tài chính khác nhờ vậy tiếp cận được với số đông người dân, bất kể khoảng cách địa lý, độ tuổi, thu nhập, trình độ,... Mô hình siêu ứng dụng điển hình như MoMo có khả năng tích hợp hệ sinh thái thanh toán, tiết kiệm, quản lý tài chính, đầu tư… trên một nền tảng duy nhất, trong tầm tay mọi người. Không còn là cuộc chơi của doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân có thu nhập khá và cao, một người dùng với số tiền dù khiêm tốn vẫn có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến chỉ từ 500.000 đồng, mua chứng chỉ quỹ chỉ từ 10.000 đồng, đầu tư chứng khoán, mở tài khoản ngân hàng trong 2-3 phút.Hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện, cho mọi người, các ứng dụng tài chính cũng nỗ lực đưa những khách hàng chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng vào hệ sinh thái của mình. Sản phẩm Ví Trả Sau của MoMo là một ví dụ điển hình khi trở thành "phao cứu sinh tài chính" cho nhiều người không có lịch sử tín dụng được phê duyệt các khoản vay chính thống, chi trả các nhu cầu cơ bản hằng ngày.Với những nỗ lực không ngừng trong việc "bình dân hóa" và đưa các dịch vụ tài chính đến gần hơn với đời sống hàng ngày của người Việt, MoMo vừa đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp có mặt trong Bảng xếp hạng Top 10 Thương hiệu Tốt nhất Việt Nam năm 2024 (Best Brand Rankings 2024 in Vietnam), được công bố bởi hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab.Khi đứng cạnh các thương hiệu thuộc những lĩnh vực thiết yếu như F&B, thương mại điện tử, điện máy, công nghệ,... sự xuất hiện của MoMo - ứng dụng fintech duy nhất trong bảng xếp hạng - càng khẳng định rằng các dịch vụ tài chính đang ngày càng gần gũi và thiết yếu như chính hơi thở của người tiêu dùng Việt. Càng khẳng định rằng, tương lai của tài chính không dùng tiền mặt, tiện lợi và dễ dàng, đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển của xã hội Việt Nam. ️